Bến Tre: Lễ khánh thành “Khu lưu niệm cụ Phó bảng - khai mạc Hội thảo khoa học về hoạt động và ảnh hưởng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre”

Sáng ngày 15/12/2020, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN long trọng tổ chức Lễ khánh thành Khu lưu niệm cụ Phó bảng – khai mạc Hội thảo khoa học về hoạt động và ảnh hưởng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre” tại khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre là nơi cụ Phó Bảng đã dừng chân lưu trú khi du hành vào miền Nam.

 

Đại biểu tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Ông Trần Ngọc Tam –  Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Ông Trần Công Ngữ – UVBTVTU, Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến; Ông Vũ Hồng Thanh – Nguyên UVBTVTU, Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bà Hồ Thị Hoàng yến – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre; Ông Cao Văn Dũng – UV Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre; Bà Đặng Thị Phượng – Phó Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh Bến Tre; Ông Lê Thanh Vân – UVBTVTU, Trưởng ban Nội Chính tỉnh; Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỏ Cày Nam; Ông Đặng Văn Tuấn – Phó Trưởng Phòng Lý luận Chính Trị và Lịch sử Đảng Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Bến Tre; Ông Nguyễn Quang Trị – Nguyên TUV, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa du lịch và thể thao tỉnh, Chủ tịch hội di sản VN tỉnh Bến Tre; Ông Nguyễn Văn Bàng – TUV, Giám đốc Sở Văn Du lịch và Thể dục Thể thao tỉnh; Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung – Phó Giám đốc sở Văn hóa du lịch, Thể dục thể thao tỉnh; Ông Nguyễn Văn Nhạn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam; Ông Nguyễn Việt Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam; Bà Bùi Ngọc Hạnh – Chuyên Viên Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỏ Cày Nam; Ông Ngô Văn Hoàng – Bí Thư Đảng ủy xã Minh Đức; Ông Nguyễn Ngọc Thương  – TUV, Giám đốc Sở Văn hóa du lịch và thể thao tỉnh Đồng Tháp; Cùng các Sở Ban ngành, đoàn thể, các học giả nghiên cứu lịch sử, các cơ quan Thông tấn báo đài về tham dự và đưa tin.

 

 

 


Về Phía GHPGVN tham dự có: HT.Thích Như Niệm – UV TT HĐCM, Trụ trì chùa Pháp Hoa; HT.Thích Nhựt Tấn – UV TT HĐTS, Phó Ban Kiểm Soát Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre; HT.Thích Lệ Linh – Phó Thường trực BTS GHPGVN (BTS PG) tỉnh; TT. Thích Huệ Đức – Phó BTS, Trưởng ban Hoằng Pháp PG tỉnh; ĐĐ. Thích Trí Thuận – Phó Thư ký, Chánh văn Phòng BTS PG tỉnh; TT. Thích Xương Tâm  – Trưởng BTS PG huyện Mỏ Cày Nam, Trưởng ban Quản trị chùa Tuyên Linh; TT. TS. Thích Hạnh Tuệ – Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Văn học, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. ĐĐ. Thích Trung Hòa – Trưởng ban Văn hóa PG tỉnh; ĐĐ. Thích Long Bình – Trưởng ban Thông tin Truyền thông PG tỉnh; TT. Thích Trí Viên – Phó Thường trực BTS PG huyện; ĐĐ. Thích Đạt Ma Chí Thục – Chánh Thư ký BTS PG huyện Mỏ Cày Nam; NT. Thích Nữ Như Chơn – Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Bến Tre; NT. Thích nữ Như Quang – Phó Phân ban Ni giới tỉnh; NS. Thích Nữ Như Nguyệt – TS. Phật học, Viện Phó Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; SC. Thích nữ Như Nguyệt – Phó Thư ký, Phó Văn phòng BTS PG tỉnh; NS. Thích nữ Như Uyên – Thành viên Trung tâm nghiên cứu Ni giới PG viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó ban, Chánh Thư ký Phân ban Ni giới tỉnh; NS. Thích nữ Huệ Hiếu – Thành viên Trung tâm nghiên cứu Ni giới PG Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó văn phòng BTS PG tỉnh Đồng Nai.

 

 

 

 

 

 

 

Cuộc đời cụ Nguyễn Sinh Sắc từ lâu đã từ bỏ chốn quan trường để tìm về nhân dân nghèo khó, đau đáu cảnh nước mất, nhà tan và sớm nuôi chí thân trai với quốc gia vận sự. Cụ bôn ba khắp miền đất nước, từ Làng Sen vào Huế, rồi từ Huế trở về Kim Liên rồi lại lên đường vào Nam, ghé vùng đất Bến Tre và cuối đời nghỉ ngơi tại đất Đồng Tháp. Mỗi nơi cụ đi qua đều để lại dấu ấn riêng, giá trị riêng của một người con yêu nước, một bậc tiền nhân tiêu biểu cho thế hệ trước, thế hệ chí khí, nặng tình nặng nghĩa với đất nước, quê hương. 

Vào Năm 1926, khi cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh du hành vào miền Nam, Cụ đến thăm chùa Tuyên Linh và được Hòa thượng Lê Khánh Hòa lưu giữ cụ Phó bảng ở lại. Từ năm 1926 – 1927, cụ Phó Bản hành nghề dạy học và bốc thuốc cho ba con nhân dân tại chùa Tuyên Linh.

Tại đây, hằng đêm cụ Phó Bảng và Hòa Thượng Lê Khánh Hòa thường đàm luận tâm đắc với nhau về vấn đề thời cuộc và đất nước bên ánh đèn dầu – từ đây mối quan hệ này về sau vẫn được tiếp tục duy trì, cho dù khi cụ Phó bảng trở về sống tại Cao Lãnh (Sa Đéc), Chùa Tuyên Linh là mái ấm che chắn trong suốt quá trình lưu trú của Cụ Phó Bảng và Hòa Thượng Lê Khánh Hòa.

 

Hiện nay, Chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre chính là điểm di tích lịch sử được công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia, có liên quan đến nhiều cơ quan ban, ngành tại địa phương.

 

Tại buổi lễ, Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung – Phó Giám đốc sở Văn hóa du lịch, Thể dục thể thao tỉnh Bến Tre, đơn vị chủ đầu tư, báo cáo kết quả công trình xây dựng khu lưu niệm đền thờ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc tại chùa Tuyên Linh. Bà cho biết: “Để tưởng nhớ và tri ân nhà khoa bảng yêu nước, thương dân, đã một thời gắn bó hoạt động với Tổ sư Lê Khánh Hòa. Với ý nghĩa trên, vào ngày 18 tháng 4 năm 2019 tại Quyết định số 725/ QĐ-UBND, UBND đã đồng ý là chủ đầu tư xây dựng công trình khu lưu niệm Nguyễn Sinh Sắc tại khu di tích Quốc gia chùa Tuyên Linh – khu lưu niệm được xây dựng với tổng diện tích là 9.020 m2, trong đó đền thờ diện tích là 336,96 m2, nhà trưng bày di tích 196,88 m2 và nhà vệ sinh diện tích 42,64 m2. Tất cả được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mái ngói, cửa gổ, tường xây gạch được sơn nước…các hạng mục còn lại là hồ nước, cổng, tường rào, sân đường nội bộ, bãi đậu xe, hệ thống chống sét, báo cháy, hạ tầng kỷ thuật và điện chiếu sáng với tổng đầu tư toàn bộ công trình là 13.844.916.574 đồng, trong đó ngân sách là 10 tỷ đồng, phần còn lại vận động xã hội hóa – Thời gian thi công là 270 từ ngày 12/11/2019 đến 07/08/2020 hoàn thành…”.

Thay mặt Đảng bộ và nhân dân huyện Mỏ Cày Nam, Ông Nguyễn Việt Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam phát biểu tiếp nhận quản lý và đưa công trình lưu niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại khu di tích chùa Tuyên Linh vào sử dụng. Đây là công trình vô cùng ý nghĩa đầy nhân văn có là công trình có ý nghĩa Chính trị, lịch sử, thể hiện được đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Công trình khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nơi để tưởng nhớ công lao của Cụ và cũng là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho du khách tham quan trong và ngoài tỉnh. Tại đây, trong quá trình sưu tầm hiện vật trưng bày, đã có nhiều cá nhân hiến tặng tư liệu, hiện vật, hình ảnh quý báu vô cùng ý nghĩa trong thời gian cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã dừng chân tại vùng đất Bến Tre. Nhân dịp, Sở Văn hóa du lịch và thể thao tỉnh Bến Tre đã trao tặng giấy khen và hoa, tri ân các đại biểu đã nhiệt tình trao tặng hiện vật.

Để địa phương đưa vào sử dụng, phát huy tốt nhưng giá trị và bảo tồn cao khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại khu di tích Lịch sử chùa Tuyên Linh, Ông Trần Ngọc Tam – Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có đôi lời tâm huyết phát biểu gửi đến Huyện ủy và bà con nhân dân huyện Mỏ Cày Nam “…Hôm nay có được đền thờ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu di tích cấp quốc gia chùa Tuyên Linh là một sự kiện vô cùng ý nghĩa. Tôi mong Sở văn hóa du lịch – thể thao tỉnh, cũng như lãnh đạo địa phương cố gắng bảo tồn và phát huy cao, gìn giữ khu di tích quốc gia chùa Tuyên Linh…”.

Sau lễ hành chính, tại cổng chính khu di tích lịch sử chùa Tuyên linh ban tổ chức và quý đại biểu đã thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành, đánh dấu sự kiện quan trọng đối với nhân dân Bến Tre.

 

Tại đến thờ, các đại biểu thắp nhang và tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh – là một nhà Cách mạng yêu nước, một thầy thuốc nhân từ, tận tâm đối với nhân dân, một nhà giáo hy sinh cao cả, đã truyền cảm hứng cho thế hệ hôm nay và mai sau biết yêu thương đất nước và đồng bào, là người Cha, người thầy tạo nền tảng hoạt động yêu nước và trưởng thành trên con đường hoạt động Cách mạng Nguyễn Tất Thành – Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

 

Sau cùng, các đại biểu tiến đến tham quan nhà lưu niệm trưng bày các hiện vật, bút tích, di ảnh của Cụ Phó bảng đã để lại khi du hành đến miền Nam và lưu trú tại vùng đất Bến Tre.

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi kết thúc lễ khánh thành khu di tích lịch sử đền thờ cụ Phó Bảng – vào lúc 13h:00`, Ban tổ chức sẽ tiến hành Khai mạcHội thảo khoa học về hoạt động và ảnh hưởng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Trevới sự điều hành của Đoàn chủ tịch hội thảo gồm có: Bà Hồ Thị Hoàng yến – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre; HT. Thích Nhựt Tấn – UV TT HĐTS, Phó Ban Kiểm Soát Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre; Ông Cao Văn Dũng – UV Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre; Bà Đặng Thị Phượng – Phó Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh Bến Tre; Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỏ Cày Nam; Ông Đặng Văn Tuấn – Phó Trưởng Phòng Lý luận Chính Trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Bến Tre; Bà Bùi Ngọc Hạnh – Chuyên Viên Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỏ Cày Nam;Ông Ngô Văn Hoàng – Bí Thư Đảng ủy xã Minh Đức.

Đặc biệt tại hội thảo, có sự tham dự đầy đủ của quý vị Nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy qua các thời kỳ và các đại biểu tham dự là các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử, sưu tầm hình ảnh về Hoàng thượng Tổ sư Lê Khánh Hòa và cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc đến từ các Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo TP. HCM và các tỉnh bạn: Bình dương, Đồng Tháp, Sóc Trăng…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhằm nâng cao ý nghĩa, tầm quan trọng của hội thảo – Hội thảo đã được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre xuất bản thành tác phẩm “Hoạt động và ảnh hưởng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre” với 39 bài tham luận, các nội dung khái Quát về cuộc đời, sự nghiệp, hoạt động yêu nước và ảnh hưởng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc trên vùng đất Nam Kỳ và tại Bến Tre của từ các học giả, nhà nghiên cứu, nhà Phật học trong và ngoài tỉnh.

Do thời gian có hạn, tại hội thảo chỉ diễn ra với các bài tham luận tiêu biểu sau:

1.Phát biểu khai mạc Hội thảo – Bà Hồ Thị Hoàng yến – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre.

2. Phát biểu chào mừng Hội thảo – Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỏ Cày Nam.

3. Lòng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên vùng đất Nam Bộ – trình bày PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy – Giám đốc trung tâm Triết học, viện khoa học xã hội vùng Nam bộ.

4. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, người cha của vĩ Nhân Hồ Chí Minh trong lòng người Nam Bộ – trình bày HT.Thích Như Niệm – UV TT HĐCM, Trụ trì chùa Pháp Hoa.

5. Nguyễn Sinh Sắc, tấm gương yêu nước, yêu dân sâu sắc, nhà Phật học uyên thâm tích cực – trình bày Ông Nguyễn Quang Trị – Chủ tịch Hội di sản Văn hóa tỉnh Bến Tre.

6. Tính thống nhất giữa Phong trào yêu nước và phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX qua chí sĩ Nguyễn Sinh Sắc – trình bày TS. TT. Thích Hạnh Tuệ – Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Văn học, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

7. Quan điểm của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc qua cặp câu đối tại ba ngôi chùa ở Nam Bộ – trình bày TT. Thích Xương Tâm – UV Trung tâm nghiên cứu PGVN, Trưởng BTS PG huyện Mỏ Cày Nam.

8. Tìm hiểu quan hệ giữa Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Hòa thượng Lê Khánh Hòa chùa Tuyên Linh Bến Tre – trình bày TS. Huỳnh Ngọc Đáng – Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương.

9. Giải pháp phát huy giá trị lịch sử, văn hóa chùa Tuyên Linh gắn với phát triển du lịch tâm linh ở Bến Tre giai đoạn hiện nay – trình bày TS. Trịnh Công Lý – Chủ tịch Hiệp hội du lịch, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Sóc Trăng.

10. Lòng dân Đồng Tháp đối với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – trình bày Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp.

11.Lòng dân Bến Tre đối với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh – trình bày Ông Trần Công Ngữ – UVBTVTU, Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre.

12. Phát biểu Tổng thuật Hội thảo và Bế mạc Hội thảo – Ông Cao Văn Dũng – UV Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre.

 

Lễ khánh thành “Khu lưu niệm cụ Phó bảng và khai mạc Hội thảo khoa học về hoạt động và ảnh hưởng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre” đã khép lại và thành công viên mãn.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – là một nhà yêu nước, là thầy thuốc, thầy giáo, nhà Phật học uyên thâm, dù ở bất cứ cương vị nào Cụ vẫn luôn giữ lối sống đạo đức của người lao động chân chất, giàu lòng yêu nước, thương dân. Cụ Phó bảng là nhà khoa bảng vào đầu thế kỷ XX lúc xã hội Việt Nam đang trăn trở chuyển mình tìm phương hướng giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, thì Cụ là “Một nhà nho yêu nước theo kiểu riêng, chống Pháp không công khai mà lặng lẽ ” như lời nhận định của thực dân Pháp. Nhân cách và những phẩm chất cao quí đó có ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, tác phong trong tư tưởng yêu nước thương dân và tư tưởng sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nâng lên đỉnh cao trở thành tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc các nước thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới.

Hình ảnh ghi nhận:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban TT-TT PG tỉnh Bến Tre.